Đăng kí miễn phí - 6789betting

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – Nét độc đáo của loại hình di sản văn hóa phi vật thể tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cần bảo tồn và phát huy.

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 16-10-2021


      VHSO - Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ, bằng nhiều hình thức. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được gìn giữ và thực hành qua nhiều thế hệ tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Toàn cảnh buổi Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

      Trong khuôn khổ dự án lập hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Nhằm mục đích làm rõ hơn các giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang, nhận diện mặt tích cực và những hạn chế, bất cập trong tổ chức, quản lý và thực hành lễ hội để đưa ra những định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển lễ hội một cách hài hòa, phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2021, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Ban Quản lý Khu Di tích Văn hoá, Lịch sử và Du lịch núi Sam tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang". PGS.TS. Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh; Ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP. Châu Đốc; bà Trần Thị Tuyết Em - Trưởng Ban quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa và Du lịch núi Sam; TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa và PGS.TS. Lâm Nhân - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đại biểu khách mời, các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trên cả nước.

Ban tổ chức điều hành Hội thảo tại điểm cầu UBND TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang sáng ngày 16/10.

      Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Ban Quản lý Khu Di tích Văn hóa, Lịch sử và Du lịch Núi Sam, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trong 6 tháng đầu năm 2021 và xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo. Sau gần 2 tháng thông báo chuẩn bị hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 31 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trên cả nước.

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM phát biểu tại Hội thảo.

      Nội dung của Hội thảo chủ yếu tập trung các vấn đề: Nhận diện giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; lý luận và thực tiễn bảo tồn và phát huy lễ hội trong bối cảnh hiện tại; gợi mở những giải pháp thiết thực cho hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó, là một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nói riêng và lễ hội cả nước nói chung.

PGS.TS. Lâm Nhân – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh phát biểu kết luận Hội thảo.

      Do tình hình dịch bệnh Covid -19, nên hội thảo không thể diễn ra theo đúng kế hoạch, thời gian tổ chức hội thảo cũng hạn chế. Nhưng với tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, góp phần trong việc bảo tồn và phát huy Lễ hội một cách hiệu quả nhất. Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” đã diễn ra đúng với sự kỳ vọng của Ban tổ chức Hội thảo. Kết luận tại hội thảo, PGS.TS. Lâm Nhân đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và cộng đồng đã dành nhiều tâm huyết cho hoạt động quản lý, vận hành, cũng như công tác bảo tồn và phát huy Lễ hội hiện nay. Dựa trên cơ sở này, Ban tổ chức Hội thảo sẽ đề ra những định hướng, giải pháp để bảo tồn và phát triển lễ hội một cách hài hòa, phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay./.

Tin và ảnh: Hoàng Hải

 BBT Website Trường Đại học Văn hóa TP.HCM

 

Từ khóa:

6789betting

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: [email protected]

Website:

Fanpage:

 


Copyright © 2018 - //cocohilo.com/ . All rights Reserved.