Đăng kí miễn phí - 6789betting

Điều làm cho chúng tôi nhớ nhất đó chính là sự tinh tế, lịch lãm, sang trọng trong cách ăn mặc. Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân với rất nhiều kiểu loại hay nhóm. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may mà dùng các tấm vải với các màu sắc nổi bật để quấn che phần thân trên cho người phụ nữ, và các hoa văn nhỏ dệt tinh xảo để quấn tạo thành kiểu dáng giống như quần để che thân dưới cho cả nam và nữ.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một buổi học mang tính trải nghiệm là chính, chúng tôi được nghe giới thiệu về một loại trang phục phổ biến của người Thái dành cho cả nam và nữ cho mọi tầng lớp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi trang phục của người Khmer được gọi là Jong Kraben. Trang phục này hiện chủ yếu xuất hiện trong các màn biểu diễn múa.

 

Sinh viên trường Đại học văn hóa TP.HCM mặc trang phục Thái

Những ngày tiếp theo, chúng tôi chia thành các nhóm nam và nữ cũng với các bạn Thái trải nghiệm du lịch Homestay tại tỉnh Samut Songkhram (một tỉnh thuộc miền trung Thái Lan, giáp với tỉnh Phetchaburi nơi chúng tôi đang ở) và du lịch sinh thái. Homestay mà chúng tôi ở là một ngôi nhà có nhiều phòng dành cho khách du lịch lựa chọn: ở mặt đất hay ở kiểu nhà sàn Thái, ở trong nhà phía dưới là sông nước, ở theo gia đình, theo nhóm hay cặp… trong phòng ở tiện nghi khá đầy đủ, hiện đại. Tùy từng nhu cầu và khả năng du khách có thể chọn phòng có nhà tắm, khu vệ sinh bên trong hay dùng chung ở ngoài. Chúng tôi để ý thấy phòng nào cũng đều được gắn cửa ngăn côn trùng và sử dùng sáp thơm để khử mùi hôi. Ở đây, chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và thoải mái để trải nghiệm một chuyến đi thực sự bổ ích và ý nghĩa.

 

Một góc homestay ở Samut Songkhram

Chính tại nơi đây, chúng tôi được học cách làm các sản phẩm thủ công từ lá dừa. Một kiểu trải nghiệm vừa học vừa chơi rất sôi nổi và hào hứng mang chúng tôi trở lại thời thơ ấu trẻ dại của mình. Chúng tôi được hướng dẫn làm con cua, con cá, cái mũ, cái làn đựng hoa quả… Nhờ sự chỉ dẫn rất nhiệt tình và tỉ mỉ, cuối cùng chúng tôi cũng sáng tạo ra những sản phẩm thật đễ thương.

 

Sản phẩm của sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Sinh viên đang nạo dừa làm món bánh tráng miệng truyền thống ở tỉnh Samut Songkhram.

Bánh Tua-Pep (mung Bean rice-crepe) được làm từ bột gạo nếp vo tròn rồi làm dẹt. Sau đó đem luộc trong nước sôi. Khi chín vớt ra, trộn với dừa tươi nạo nhuyễn, đậu xanh, khi ăn chấm với đường trộn vừng.

Bánh Ka Nom Tom (Coconut Ball) cũng làm với nguyên liệu và cách thức tương tự nhưng được vo tròn và bỏ đường thốt nốt làm nhân bên trong, rồi luộc trong nước sôi. Cả hai loại bánh này khi ăn có hương vị đậm đà, ngọt ngào, béo ngậy, thơm mùi dừa, mùi đậu xanh được đựng trong những chiếc chén nhỏ làm từ lá dừa.

Bánh Ka Nom Tom (Coconut Ball) được luộc trong nước sôi

Với chúng tôi, trải nghiệm bổ ích và thú vị nhất chính là trải nghiệm trang trí hoa văn trên gốm sứ. Với hoạt động này sinh viên vừa được thỏa trí sáng tạo, vừa phải khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì để tô màu hoa văn có sẵn trên gốm và vẽ thêm và trang trí hoa văn khác theo trí tưởng tượng của mình. Điều đặc biệt và tuyệt vời nhất chính là sau quá trình tham gia hoạt động đầy tính nghệ thuật này, mỗi sinh viên sẽ có một sản phẩm đem về làm quà lưu niệm. Đó sẽ là một sản phẩm vô cùng độc đáo của riêng các bạn, lưu dấu một chuyến đi, một trải nghiệm thật sự khó quên và đang yêu trong cuộc đời sinh viên.

Trải nghiệm và sản phẩm

Đoàn sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và trường Đại học KHXH & NV TP.HCM trải nghiệm trang trí hoa văn trên sản phẩm gốm tại Pottery Legend ở Ratchuburi (một tỉnh thuộc miền trung Thái Lan
giáp với tỉnh Phetchaburi về phía tây)

Bài và ảnh

Nguyễn Thị Thu Thủy

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases