NHẬN DIỆN VỊ THẦN CHỦ TRONG “DINH CẬU”Ở PHÚ QUỐC
Ths. Lê Thị Minh Thư
Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1075 – 30/4/2018) và kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018), Chi bộ Giảng viên 3 tổ chức chuyến “về nguồn”. Chuyến xe tham quan đưa tập thể đảng viên, giảng viên Khoa LLCT&KTĐC tới các điểm văn hóa – lịch sử trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đến đây, chứng kiến Phú Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ với nhiều công trình, dự án. Ngày đầu tiên đặt chân lên Phú Quốc tôi đã ấn tượng về một điểm văn hóa tâm linh của huyện đảo, đó là “Dinh Cậu”.
Dinh Cậu Phú Quốc tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện , tỉnh . Đoàn chúng tôi đến viếng thăm Dinh Cậu vào buổi chiều đẹp trời. Nghe người dân trên đảo nói “Dinh Cậu và Dinh Bà thiêng lắm!”.Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp Lễ, Tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 10 Âm lịch tại nhân dân mở hội lớn có rất đông người tham dự. Chứng kiến rất đông người dân thập phương cho tôi thấy sự quy tụ tâm linh của ngôi dinh thờ này.
Dinh Cậu tương truyền được lập từ XVII. Năm dinh được trùng tu lần thứ nhất. Kiến trúc hiện nay là kết quả của đợt trùng tu lần thứ 2 vào năm .
Nghe đến danh xưng “Dinh Cậu”, tôi nghĩ hẳn đây là một nơi thờ “Cậu” – nam thần. Nhưng khi bước vào “Dinh Cậu” bất ngờ thấy trong chính điện, vị thần chủ lại là Chúa Ngọc Nương Nương. Thực tế là một điện thờ Mẫu của người Việt. Giữa ban thờ chính được bố trí bài vị Chúa Ngọc Nương Nương và tượng hai Cậu (cậu Tài và cậu Quý) với niềm tin những vị này sẽ bảo vệ được ngư dân vùng biển đảo. Ở đây “Bà Chúa” mới là thần chủ của dinh thờ.
Dinh Cậu ở Phú Quốc là nơi quy tụ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người Khmer – Hoa – Việt mà trong đó văn hóa Việt, với tín ngưỡng thờ Mẫu là chủ đạo. Chúng ta đã biết từ thế kỷ XVI, trên bước đường Nam tiến, người Việt nhanh chóng tiếp cận rồi Việt hóa tôn giáo tín ngưỡng bản địa bằng các giai thoại, truyền thuyết mới nhưng vẫn lưu giữ lại chi tiết trọng tâm Bà. Giữa vùng ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Độ, người Việt trước hết chủ động “Việt hóa” ở mức độ cao nhất hình tượng Bà Mẹ Xứ Sở của người Champa và Mẹ Lúa của người Chân Lạp bởi sự gần gũi với tín ngưỡng thờ Mẹ (Mẫu) của người Việt. Cuộc giao duyên văn hóa này không tạo ra xung đột. Bà Mẹ Xứ Sở (Thiên Y A Na – Poh Inư Nagar – Po Nagar) của người Chăm có nét tương đồng với Mẫu Thiên, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn của dân Việt cũng như Mẹ Lúa người Khmer. Mẹ Xứ Sở xuất hiện với mật độ dày đặc từ miền Trung vào tận cực nam của Tổ quốc: ở Thừa Thiên – Huế (Thiên Mụ Tự, chùa Bà Viên, điện Hòn Chén, Thái Dương phu nhân, …), ở Quảng Trị (Trảo Trảo linh thu phổ trạch tướng hựu Phu nhân, Bà Giàng, Bà Chúa Ngọc, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi), ở vùng Đà Nẵng – Nha Trang (Bà Đại Càn, Bà Chúa Ngọc, Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương, Bà Chúa Lồi, Bà Yàng, Bà Poh Inư Nagar, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi), trên đất Nam Bộ (chùa Bà Đen, chùa - ao Bà Om, Bà Chúa Xứ núi Sam) và ở Phú Quốc này là Chúa Ngọc Nương Nương. Quá trình “Việt hóa” những yếu tố “phi Việt” là quá trình khẳng định những yếu tố Việt ở Nam Bộ, đồng thời, phản ánh sự ảnh hưởng vượt trội, thắng thế của yếu tố Việt qua sự hiện diện của nhiều vị thần gốc Bắc hoặc vị trí khiêm tốn của hệ thống thần bản địa trên các ban thờ gắn liền với những mốc son của người Việt trên lãnh thổ phương Nam. “Việt hóa” đã mang lại sức mạnh, thay đổi thân phận tân dân thành chủ nhân, chủ thể văn hóa cho cộng đồng người Nam Bộ nói chung, người Phú Quốc nói riêng.
Bên cạnh vị thần chủ là Bà Mẹ Xứ Sở - Chúa Ngọc Nương Nương trên ban thờ chính còn có hai “Cậu” thể hiện mong ước được ban hưởng nhiều“Tài” – “Quý” của người dân.Người Phú Quốc gọi chệch chữ “Cầu Tài” thành “Cậu Tài”. Trong chính điện còn có 2 cặp đối liễn: "Tọa đại thạch đầu quy danh hiển" (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa), "Vạn cổ anh linh thông tứ hải" (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển), "Chấn phong bình lượng bảo lương dân" (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành), "Phong điếu vũ thuận dân an lạc" (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). Ngôi điện thờ này mang những nét đặc trưng cho văn hóa tâm linh miền biển đảo, bởi nếu như ở đồng bằng, chúng ta sẽ thấy trên điện thờ chính là các Bà – Mẫu. Nhưng ở đây, với đặc điểm của nghề biển, người đàn ông luôn có vị trị trọng yếu trong cuộc mưu sinh, vì thế chúng ta không bất ngờ khi các “Cậu” đã được tôn lên vị trí cao, bên cạnh vị thần chủ Chúa Ngọc Nương Nương. Đây là nét đặc trưng của sự giao thoa văn hóa tâm linh giữa các cộng đồng người Việt Nam nơi biển đảo, thể hiện tính đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam.