Đăng kí miễn phí - 6789betting

      Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Hội nghị thường niên Ban chấp hành Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á, Hội thảo khoa học Quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng” đã diễn ra chiều ngày 15/9/2023 tại Trung tâm Báo chí TP.HCM do Hội Xuất bản Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp cùng các đơn vị, trong đó có Khoa Xuất bản, Phát hành – Trường Đại học Văn hóa TP.HCM. 

     Hội thảo thu hút hơn 100 khách mời quốc tế và trong nước bao gồm đại diện Hiệp hội xuất bản các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia, Campuchia;  các chuyên gia quốc tế; đại diện các nhà xuất bản, đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm trong nước, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên và sinh viên Khoa Xuất bản, Phát hành – Trường Đại học Văn hoá Tp. HCM. Tại diễn đàn, các đại biểu cùng nhau thảo luận về tình trạng vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng hiện nay, chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống vi phạm bản quyền cũng như đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ các đơn vị xuất bản trước vấn nạn này.

      Là một quốc gia có nền xuất bản phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Malaysia có nhiều biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền. Trong đó chiến lược truyền thông nâng cao ý thức của độc giả, khuyến khích họ sử dụng sách có bản quyền được coi là giải pháp trọng tâm. Với các nền tảng mạng xã hội - nơi dễ dàng phát tán sách vi phạm với tốc độ nhanh, quy mô lớn – các đơn vị xuất bản đã đạt được sự thống nhất với TikTok chỉ phân phối những cuốn sách có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc. Đồng thời, các đơn vị xuất bản hình thành nhóm Wattpad trên Shopee thực hiện kiểm soát sách đủ tiêu chuẩn, không vi phạm bản quyền mới bán trên nền tảng này. Các nhà xuất bản cũng đang tìm kiếm giải pháp để thuyết phục nền tảng Lazada phối hợp không phân phối sách vi phạm bản quyền.

       Ở Thái Lan, xu hướng thịnh hành hiện nay là nghe sách trên YouTube. Những người đọc sách trên kênh này hầu hết không xin phép tác giả. Sau khi bị gỡ bỏ, các đối tượng dễ dàng tái phạm. Hiện nay, Thái Lan đang nỗ lực thiết lập hàng rào pháp lý nhằm bảo vệ bản quyền sách như quy định trong luật tố tụng hình sự, ban hành Hiệp định về bản quyền, đồng thời có lực lượng cảnh sát mạng thực hiện gỡ bỏ các nội dung vi phạm.

        Đứng thứ 3 về vi phạm bản quyền trong khu vực Đông Nam Á, tình trạng vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng ở Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp và tinh vi. Mặc dù về mặt pháp lý, đã có nhiều quy định bảo vệ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng trên thực tế, các đối tượng vẫn ngang nhiên lợi dụng công nghệ thực hiện hành vi vi phạm, gây thiệt hại lớn cho các đơn vị kinh doanh chân chính, làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành xuất bản Việt Nam.

       Tình trạng vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng thực sự là một thách thức lớn đối với hoạt động xuất bản các nước Đông Nam Á. Bảo vệ bản quyền sách là một hành trình đầy khó khăn của các đơn vị xuất bản. Các phát biểu của đại diện các đơn vị xuất bản Việt Nam cũng như quốc tế đều cho rằng, vấn nạn vi phạm bản quyền sách cần phải sớm được ngăn chặn để bảo vệ quyền tác giả, giá trị, công sức của việc sáng tạo giá trị tri thức và đó cũng chính là bảo vệ bạn đọc. Để hạn chế tình trạng này, các đại biểu cũng đã thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể và cần được thực hiện đồng bộ, từ hoàn thiện hệ thống pháp luật đến thực thi nghiêm các quy định của pháp luật liên quan, vấn đề bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, về mặt công nghệ, về mặt pháp lý, đồng thời nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của độc giả qua việc nhận diện sách giả, sách lậu cũng góp phần rất lớn nhằm đẩy lùi vấn nạn vi phạm bản quyền trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sự hợp tác của các quốc gia thành viên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á nỗ lực phối hợp cùng nhau đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh với hành vi vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ bản quyền sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế về lĩnh vực xuất bản.

            Thu Hoài – Trần Quyên

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases