Đăng kí miễn phí - 6789betting

(PGS.TS. Lâm Nhân - Phó Chủ nhiệm dự án, báo cáo tổng quan về kết quả thực hiện dự án trước Hội đồng)

Vườn Quốc gia Cát Tiên có địa phận trải rộng trên 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây hiện vẫn còn tồn tai nhiều loài động, thực vật vô cùng quý hiếm, nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới về động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cùng với hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú, nơi đây đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giống loài trong thế giới tự nhiên và cho cả đời sống của con người. Tổ chức UNESCO đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2001. Tại đây, từ bao đời nay đã có cộng đồng các tộc người thiểu số sinh sống, như: Mạ, Chơ-ro, S'tiêng, Cơ-ho, M'Nông sinh sống. Hiện nay, ngoài các tộc người bản địa này, khu vực thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có thêm các tộc người khác như Tày, Nùng, Dao…và người Kinh di cư từ những nơi khác đến đây sinh sống. Sinh kế của các tộc người này gắn liền và tác động trực tiếp đến môi trường của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, với nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài, nhiều yếu tố khách quan, nổi bật nhất là nạn phá rừng, nạn khai thác gỗ trái phép của nhiều đối tượng khác nhau đã và đang tạo ra một thực tế và nguy cơ được báo động ở mức cực kỳ nguy hiểm cho môi trường của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Các dự án thủy điện được xây dựng ở lưu vực các con sông trong khu vực này có những giá trị về  kinh tế, chính trị - xã hội nhất định, nhưng cũng mang lại nhiều tác động vô cũng to lớn, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố và hoạt động khác cũng tác động, gây nên những ảnh hưởng lớn đối với môi trường nơi đây. Một trong những yêu cầu cấp bách được đặt ra là cần phải bảo vệ môi trường của Vườn Quốc gia Cát Tiên, mà đối tượng liên quan trực tiếp và có thể thực hiện tốt nhất yêu cầu đó chính là cộng đồng các tộc người thiểu số hiện đang sinh sống tại đó.

Nhận thức được vấn đề đó, năm 2015, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bô Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Văn hóa TPHCM tiến hành dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các dân tộc thiểu số khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên”. Nhận nhiệm vụ tiến hành dự án này, Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã phân công cho PGS.TS. Đỗ Ngọc Anh làm chủ nhiệm dự án, PGS.TS. Lâm Nhân làm Phó Chủ nhiệm dự án, cùng một số cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia và tiến hành thực hiện trong thời gian hai năm, từ năm 2015 đến năm 2016.

(Lịch tuyên truyền nội dung bảo vệ môi trường và đồ bảo hộ lao động dự án phát cho người dân)

(Các phim tư liệu phục vụ cho công tác truyền thông sau khi dự án được nghiệm thu)

Sau nhiều đợt khảo sát, tiến nhành điều tra, thu thập dữ liệu liệu minh chứng cho việc xuống cấp môi trường và nguy cơ đối với hệ sinh thái, dự án đã tiến hành đánh giá thực trạng về môi trường hiện nay, nghiên cứu các giải pháp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, thực hiện các phương thức truyền thông để cộng đồng các dân tộc thiểu số tại đây tiếp tục đóng vai trò là chủ nhân và là chủ đạo trong các giải pháp đó. Những hoạt động như: tổ chức hội thảo về bảo vệ môi trường; làm phim tư liệu về di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với rừng; làm phim ngắn về truyền thông bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường; tuyên truyền và chuyển giao các sản phẩm truyền thông khác cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa như Lịch treo tường có in hình ảnh và nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng - bảo vệ môi trường; phát cho người dân các trang phục bảo hộ lao động; phát và hướng dẫn người dân tại các địa phương triển khai dự án các thùng rác bảo vệ môi trường...

Sau thời gian hai năm thực hiện, theo kết quả đánh giá ban đầu, dự án đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần cùng cộng đồng các tộc người thiểu số nơi đây làm thay đổi về mặt nhận thức và gìn giữ cho môi trường được ngày càng tốt hơn.

(ông Từ Mạnh Lương -Vụ trưởng Vụ KHCNMT, Bộ VHTTDL, Chủ tịch hội đồng)

Tại buổi nghiệm thu đánh giá dự án, các thành viên được mời tham gia hội đồng gồm: ông Từ Mạnh Lương (Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi tường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch hội đồng), ông Trần Văn Mùi (Nguyên Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Phản biện 1), ông Phú Văn Hẳn (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Phản biện 2), ông Huỳnh văn Tới (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Ủy viên), bà Nguyễn Thị Nguyệt (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Ủy viên), bà Đinh Thị Lan Hương (Giám đóc Trung tâm Văn hóa lịch sử Chiến khu D, tỉnh Đồng Nai, Ủy viên), ông Lê Thanh Xuân (Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi tường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên).

(ông Trần Văn Mùi - Nguyên Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Phản biện 1)

Qua nội dung báo báo tổng hợp về kết quả thực hiện và các sản phẩm truyền thông phục vụ cho dự án này, các thành viên hội đồng đều nhận xét và đánh giá cao. Tuy nhiên, vì là dự án nên việc đánh giá kết quả này không dừng lại ở giao đoạn nghiệm thu, mà nó phải tiếp tục được chuyển giao những kết quả, sản phẩm để công tác truyền thông bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường đối với các dân tộc thiểu số khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên được duy trì và đạt hiệu quả cao, lâu dài.

Kết quả cuối cùng, 100% thành viên hội đồng có mặt và tham gia buổi nghiệm thu đã bỏ phiếu đồng ý thông qua dự án này.

(Đại diện đơn vị chủ trì - TS. Nguyễn Thế Dũng phát biểu tại buổi nghiệm thu dự án)

Tham dự buổi nghiệm thu đánh giá kết quả dự án, đại diện đơn vị chủ trì, TS. Nguyễn Thế Dũng (Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TPHCM) đã phát biểu cảm ơn Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quan tâm và giúp đỡ cho Nhà trường trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là các hoạt động về nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài, dự án. Đại diện cho lãnh đạo nhà trường, TS. Nguyễn Thế Dũng ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực của Hội đồng cho dự án này và phát biểu sẽ chỉ đạo nhóm tác giả sớm hoàn thành những nội dung cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện việc chuyển giao kết quả dự án, để công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các dân tộc thiểu số khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên được phát huy và đạt hiệu quả cao nhất.

(Hội đồng nghiệm thu chụp ảnh lưu niệm với nhóm tác giả thực hiện dự án)

 

Tin và ảnh: Tôn Long Hạ

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases