Đăng kí miễn phí - 6789betting

Vở diễn “Câu hò đất mẹ” là tác phẩm sân khấu của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM và Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Phiêu Linh tham dự Liên hoan kịch nói toàn quốc – 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức (đợt 2) diễn ra từ ngày 03 đến ngày 17/01/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giới thiệu vở diễn, diễn viên và thành phần sáng tạo tác phẩm

“Câu hò đất MẸ” là câu chuyện kịch khắc họa hình tượng nghệ thuật về tinh thần kiên trung, bất khuất của những chiến sĩ cộng sản trẻ Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Chuyện kịch là những khoảnh khắc gây cấn, ác liệt nhất đối với mỗi con người khi đứng trước ranh giới của sự tử sinh. Cái chết như một phép thử nhiệm mầu cho lòng yêu nước, nó tỉ lệ thuận với ý chí, quyết tâm và hành động anh hùng của những người cộng sản kiên trung. Trước lý lẽ đầy áp đặt và ngang ngược của những người cướp nước, những người trẻ mất nước không hề khuất phục; bởi họ có một niềm tin vững chắc vào lẽ phải, vào một ý chí mạnh mẽ hoàn toàn có cơ sở chính là lý tưởng cách mạng và sâu thẳm nhất là một tình yêu vô điều kiện với Tổ quốc, với gia đình, với chính mình và người mình yêu.

Như Huỳnh (Nguyễn Thị Minh Khai) - Mai Dũng (Cai ngục)

Như Huỳnh (Nguyễn Thị Minh Khai) - Võ Tấn Phát (Lê Hồng Phong)

Một câu chuyện lịch sử cách mạng được kể lại bằng ngôn ngữ kịch nói với lối viết, lối diễn, lối dựng đầy sáng tạo, tinh tế và đặc biệt là rất dung dị, gần gũi với đời sống của những khán giả hôm nay. Sân khấu hiện đại từ phương tiện kỹ thuật cho tới cách bày trí – thiết kế và xử lý dàn dựng không chuyển cảnh suốt vở diễn dài 105 phút. Diễn viên được thử thách và say đắm trong sáng tạo vai diễn của mình bất luận đó là nhân vật chính hay phụ, bởi từng lời thoại đều được tác giả kịch bản gọt giũa, chắt chiu và mỗi chi tiết của hành động sân khấu được đạo diễn lý giải thật tỉ mĩ, kỹ lưỡng và “chắc tay” trong dàn cảnh. Vở diễn còn ấn tượng bởi sự hài hòa, nhuần nhuyễn về lựa chọn, sáng tác và thể hiện âm nhạc trong sân khấu; sự kết hợp giữa âm nhạc phương đông và phương tây, dân gian và đương đại, chọn lọc những chất liệu đặc trưng trong kho tàng âm nhạc dân gian của cả ba miền Việt Nam… chính sự hòa trộn có chọn lọc, kết hợp có sáng tạo và tiết chế vừa đủ đã làm cho âm nhạc của vở diễn thực sự phát huy tác dụng nâng đỡ cảm xúc cho diễn viên và khơi gợi tình cảm nơi khán giả.

Như Huỳnh (Nguyễn Thị Minh Khai) - Cẩm Linh (Mẹ)

Như Huỳnh (Nguyễn Thị Minh Khai) - Kim Tuyết (Chị Hai)

Võ Tấn Phát (Lê Hồng Phong)

Võ Tấn Phát (Lê Hồng Phong) - Bảo Trí (Cai ngục)

Một cảnh trong vở

Mai Dũng (Cai Ngục),Võ Tấn Phát (Lê Hồng Phong) Minh Trọng (Lính) trong một cảnh diễn

Cảnh trí và lối dàn dựng khơi gợi trí tưởng tượng cho khán giả 

Vở diễn “Câu hò đất Mẹ”, tác giả Nguyễn Thanh Bình, đạo diễn Hoàng Duẩn, chỉ đạo nội dung Lương Văn Nhiền (Bí thư Đảng ủy khối cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), chỉ đạo thực hiện PGS.TS Nguyễn Thế Dũng (Bí thư Đảng ủy - Hiệu Trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.HCM), cố vấn nghệ thuật Nguyễn Tấn Kiệt (Trưởng phòng Nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM), chịu trách nhiệm chương trình TS Trịnh Đăng Khoa (Trưởng khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật) là tác phẩm thuộc dự án liên kết hợp tác giữa Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật Trường Đại học Văn hóa TP.HCM với Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Phiêu Linh; thực hiện chủ trương, kế hoạch gắn nhà trường với xã hội, gắn lý luận với thực tiễn, gắn học tập với phục vụ nhiệm vụ chính trị và cộng đồng; tiếp tục khẳng định hiệu quả định hướng đào tạo ứng dụng thực hành của nhà trường trong thời gian qua. Đồng thời, vở diễn cũng là sản phẩm hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong năm 2022.

Thành viên ê kíp sáng tạo và diễn viên dâng hương tại khu di tích Ngã Ba Giồng

Vở kịch nói “Câu hò đất MẸ” sẽ thi diễn vào lúc 19 giờ 30, ngày 09/01/2022 tại sân khấu hội trường C, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM (Số 51, đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP.HCM).

Với các nghệ sĩ tham gia: Như Huỳnh, Võ Tấn Phát, Bảo Trí, Cẩm Linh, Mai Dũng, Kim Tuyết, Hoàng Trịnh, Minh Trọng và các sinh viên của Trường Đại học văn hóa Tp.HCM.

Bài: Hoàng Trịnh

                                                     Ảnh “Chớp-Foto Club”-Đại học văn hóa Tp.HCM

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases